THẨM QUYỀN CẤP TÒA ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI KHỞI KIỆN CÓ YÊU CẦU HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây viết tắt là “GCN”) có thể phát sinh trong vụ án dân sự hoặc vụ án hành chính. Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính tùy thuộc vào yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đơn. Nếu nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự và có thêm yêu cầu hủy GCN thì Tòa án sẽ thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự. Ngược lại, nếu nguyên đơn chỉ khởi kiện yêu cầu hủy GCN thì Tòa án thụ lý theo thủ tục tố tụng hành chính. Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết các nội dung về thẩm quyền cấp Tòa án trong trường hợp người khởi kiện vụ án dân sự có yêu cầu hủy GCN.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

1. Quy định của pháp luật về cấp Tòa án có thẩm quyền hủy GCN

Theo khoản 1 Điều 34 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (sau đây viết tắt là “BLTTDS năm 2015”) quy định: “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết”.

Tại mục 1 Phần I của Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn: GCN là quyết định hành chính cá biệt.

Tại khoản 4 Điều 34 của BLTTDS năm 2015 quy định: “Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 31 của Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 (sau đây viết tắt là “LTTHC năm 2015”) quy định Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: “1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;” và tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 của LTTHC năm 2015 quy định Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây “3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;”

Căn cứ theo quy định, GCN là quyết định hành chính do UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp. Như vậy, thẩm quyền hủy GCN thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 32 LTTHC năm 2015.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

2. Một số trường hợp đặc biệt về thẩm quyền cấp Tòa án hủy GCN

  • Theo hướng dẫn chuyển tiếp từ LTTHC năm 2010 sang LTTHC năm 2015, tại khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành LTTHC năm 2015 quy định: “Đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện đã được TAND cấp huyện thụ lý giải quyết trước ngày 01/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho TAND cấp tỉnh giải quyết”.
  • Công văn hướng dẫn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tại khoản 4, mục 2 quy định: “Trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt nhưng không cần thiết phải hủy quyết định cá biệt đó và việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết”.
  • Mục 2 phần IV Giải đáp nghiệp vụ số 01/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Trường hợp vụ việc dân sự do TAND cấp huyện thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt của UBND cấp huyện mà quyết định đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì căn cứ khoản 4 Điều 34 BLTTDS năm 2015, khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật TTHC năm 2015, TAND cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho TAND cấp tỉnh giải quyết. Nếu TAND cấp huyện đã chuyển hồ sơ vụ việc cho TAND cấp tỉnh và TAND cấp tỉnh đã thụ lý thì TAND cấp tỉnh tiếp tục giải quyết.”
  • Điều 2 Mục 2 Công văn 64/TANDTC-PC ngày 03/04/2019 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính quy định: “việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận nội dung biến động trong trường hợp thực hiện hợp đồng (các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 105 của Luật Đất đai) là thủ tục hành chính trong giao dịch dân sự, không mang tính chất của quyết định hành chính cá biệt; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ thực hiện việc đăng ký biến động, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở kết quả giao dịch có hiệu lực. Cho nên, khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất mà hợp đồng đó bị vô hiệu, nhưng người nhận chuyển quyền đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã được xác nhận nội dung biến động thì không đưa cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy tham gia tố tụng và không cần phải tuyên hủy giấy chứng nhận cấp cho người nhận chuyển nhượng. Khi Tòa án tuyên hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất vô hiệu thì Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án để giải quyết điều chỉnh biến động hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp với kết quả giải quyết của Tòa án.

Như vậy, mặc dù vụ án dân sự có yêu cầu hủy GCN nhưng Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn có quyền giải quyết tiếp vụ án dân sự đã thụ lý nếu xác định không cần thiết phải hủy GCN hoặc trong trường hợp vụ án được thụ lý giải quyết trước ngày 01/7/2016.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN