QUY TRÌNH TỐ TỤNG CỦA MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ

Quy trình tố tụng hình sự là một chuỗi các bước pháp lý được tiến hành theo một trình tự cụ thể. Mỗi giai đoạn trong quy trình tố tụng đều có vai trò và thủ tục riêng biệt, góp phần vào việc phát hiện, xử lý tội phạm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý độc giả hiểu rõ hơn về quy trình tố tụng của một vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Giai đoạn điều tra

Điều tra là giai đoạn bắt đầu từ khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi có kết luận điều tra hoặc sau khi có quyết định trả điều tra bổ sung cho đến khi có Kết luận điều tra bổ sung hoặc sau khi huỷ bản án để điều tra, xét xử lại.

Thẩm quyền điều tra

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (Sau đây gọi tắt là “Bộ luật Tố tụng hình sự”), thẩm quyền điều tra bao gồm: 

  • Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 
  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. 
  • Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
  • Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Thời hạn điều tra

Theo Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn điều tra quy định như sau: 

  • Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. 
  • Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng. 
  • Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Thời hạn điều tra được tính kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: 

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng. 
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần. Lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng. 
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần. Mỗi lần không quá 04 tháng.
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần. Mỗi lần không quá 04 tháng.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Giai đoạn truy tố

Sau giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát. Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. 

Thẩm quyền truy tố

Theo Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự, thẩm quyền truy tố được quy định như sau: 

  • Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án. 
  • Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. 

Thời hạn truy tố

Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: 

  • Truy tố bị can trước Tòa án. 
  • Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. 
  • Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố. Việc gia hạn được quy định như sau: 

  • Không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. 
  • Không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng. 
  • Không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Giai đoạn xét xử

Xét xử sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng hình sự, Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

Kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án trong thời hạn như sau: 

  • 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng. 
  • 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng. 
  • 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng. 
  • 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự, Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Người có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 331 như sau: 

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. 
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi hoặc Luật sư tố tụng giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN