NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG

Nội quy lao động là luật lệ và quy tắc do mỗi doanh nghiệp đặt ra nhằm duy trì trật tự, đảm bảo môi trường làm việc ổn định, công bằng và hiệu quả. Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành, việc đăng ký nội quy lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là bắt buộc với một số doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp những nội dung mà doanh nghiệp cần biết và các quy định liên quan đến việc đăng ký nội quy lao động.

SDKSAK

Nội quy lao động

SDKSAK

Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi, hoạt động của người lao động trong quá trình làm việc. Nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định về giờ làm việc, làm thêm giờ, thời gian nghỉ giải lao, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép.

Trật tự tại nơi làm việc: Các quy định về phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc, văn hóa ứng xử, trang phục, việc tuân thủ phân công của người sử dụng lao động.

An toàn, vệ sinh lao động: Các quy định về bảo vệ sức khỏe, an toàn trong quá trình làm việc, quy định về trang bị bảo hộ lao động.

Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc 

Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động 

Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: Quy định cụ thể các trường hợp được tạm thời chuyển người lao động theo quy định. 

Trách nhiệm vật chất: Quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị,… 

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động. 

Vai trò của nội quy lao động

  • Đảm bảo tính kỷ luật trong công việc: Nội quy lao động giúp doanh nghiệp duy trì trật tự, kỷ luật trong công ty, giảm thiểu các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  • Bảo vệ quyền lợi của người lao động: Nội quy lao động là cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, giúp họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong công ty.
  • Giảm thiểu tranh chấp: Các quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên giúp giảm thiểu các tranh chấp lao động trong quá trình làm việc, từ đó góp phần xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh.

SDKSAK

SDKSAK

Đăng ký nội quy lao động

Đối tượng phải đăng ký nội quy lao động

Theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản và đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp dưới 10 lao động, mặc dù không bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động, nhưng người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo đến người lao động và niêm yết các nội dung chính tại nơi làm việc.

Quy trình đăng ký nội quy lao động

Quy trình đăng ký nội quy lao động tại cơ quan có thẩm quyền bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Người sử dụng lao động xây dựng nội quy dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và các quy định pháp luật.
Bước 2:

  • Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Trước khi ban hành, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Trước khi ban hành, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tất cả người lao động đang làm việc tại công ty. 

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để được chấp thuận.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: 

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động 
  • Nội quy lao động 
  • Đối với doanh nghiệp đã có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. 
  • Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Danh sách người lao động có chữ ký của tất cả người lao động đang làm việc tại công ty. 
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

SDKSAK

SDKSAK

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư về lao động giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN

  • Địa chỉ: 102 Đường số 17, Khu phố 5, phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh