Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật
Chế độ tài sản vợ chồng
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”.
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm việc xác lập quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng
Theo Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.”
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
Căn cứ quy định có 3 nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng:
Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
Nguyên tắc này có hai nội dung quan trọng đó là:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Bình đẳng là sự đối xử như nhau về mặt nào đó trong các quan hệ xã hội, không có ai hơn ai về quyền, nghĩa vụ, địa vị pháp lý.
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Sử dụng là việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, quyền tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Tạo lập tài sản là làm ra tài sản.
- Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập
Điều này cho thấy lao động trong gia đình (công việc nội trợ, chăm sóc con cái…) phần lớn do người phụ nữ thực hiện đã được pháp luật ghi nhận một cách công bằng, bình đẳng với lao động tạo ra thu nhập bên ngoài xã hội. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam cũng như thế giới trong bối cảnh bình đẳng giới luôn là vấn đề được quan tâm, đặt ra trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ở trong gia đình.
Nguyên tắc bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình
Để làm rõ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 30 Luật này quy định:
“1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên”.
Theo đó, dù vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản nào, có tài sản chung hay không thì việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình vẫn là trách nhiệm của cả hai bên vợ chồng. Bởi nhu cầu thiết yếu giúp duy trì và bảo đảm sự bền vững trong gia đình.
- Căn cứ theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạtt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Tùy theo từng kiểu gia đình mà mỗi gia đình sẽ có những nhu cầu thiết yếu khác nhau.
- Nhu cầu không thiết yếu là nhu cầu không bắt buộc phải có, nếu không đáp ứng được nhu cầu đó thì cũng không ảnh hưởng đến đời sống chung của gia đình.
Nguyên tắc này khẳng định vợ, chồng ngang nhau về trách nhiệm đối với những nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nguyên tắc bồi thường khi thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác
- Quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác được pháp luật bảo vệ. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng dù theo chế độ tài sản nào mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng sẽ phải bồi thường thiệt hại.
- Đây là nguyên tắc quan trọng xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà gây thiệt hại cho người khác hoặc các thành viên gia đình.
Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật
LIÊN HỆ
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi hoặc Luật sư tố tụng giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN
- Địa chỉ: 102 Đường số 17, Khu phố 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 0908.784.437 hoặc 0901.67.67.33
- Website: Công ty Luật Duật Vân
- Email: duatvanlawfirm.co@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Duật Vân