MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, ngoài quyền được thụ hưởng thì các chủ thể còn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những nghĩa vụ đã cam kết hoặc do pháp luật quy định. Trong một số trường hợp trách nhiệm dân sự có thể được miễn để bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm nghĩa vụ. Hiểu rõ về các trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự là một nhu cầu không thể thiếu khi tham gia các quan hệ dân sự. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các nội dung cần thiết đối với các trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Thế nào là miễn trách nhiệm dân sự?

Miễn trách nhiệm dân sự là việc loại trừ một phần hoặc toàn bộ các hậu quả và chế tài bất lợi của bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự.

Đặc điểm miễn trách nhiệm dân sự

  • Miễn trách nhiệm dân sự phát sinh dựa trên sự kiện một bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo pháp luật hoặc theo hợp đồng trong các điều kiện khách quan, không phụ thuộc vào ý chí hay sự kiểm soát của bên vi phạm;
  • Miễn trách nhiệm dân sự có thể được áp dụng dựa trên sự đồng thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định;
  • Miễn trách nhiệm dân sự chỉ được xem xét áp dụng sau thời điểm hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra;
  • Bên vi phạm cần chứng minh mình không có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm và sự kiện dẫn đến sự vi phạm đó mang tính “bất khả kháng” đủ để có thể loại trừ trách nhiệm.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015

“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:

“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”

Căn cứ quy định nêu trên, các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự gồm:

Miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp bất khả kháng

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Một sự kiện pháp lý có thể đã đáp ứng đủ các điều kiện để được xem là sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên, một bên không đương nhiên được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình nếu không chứng minh được mình đã nỗ lực hết sức để khắc phục nhưng hậu quả vẫn xảy ra. 

Miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên có quyền

  • Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
  • Lỗi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm dân sự. Lỗi có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm. Về bản chất thì các bên đều có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc vi phạm của một bên có nguyên nhân đến từ lỗi của bên bị vi phạm. Trong trường hợp này, bên vi phạm đã được loại trừ lỗi cấu thành nên hành vi vi phạm, bên bị vi phạm sẽ chịu những rủi ro về thiệt hại này.

Miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Miễn trách nhiệm dân sự chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được áp dụng miễn trách nhiệm dân sự.

Miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp các bên đã thỏa thuận

Trong trường hợp quy định về miễn trách nhiệm dân sự là một phần của thỏa thuận giữa các bên thì cũng phải đáp ứng nguyên tắc chung về tự nguyện ý chí áp dụng cho mọi quan hệ pháp luật dân sự. 

  • Trước hết, các bên có thể đàm phán, thỏa thuận về các khả năng có thể xảy ra và là cơ sở cho bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ. 
  • Sau khi đã tự nguyện thống nhất và đưa ra các trường hợp này thì các bên vẫn cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật dân sự để thỏa thuận được công nhận, đó là các nguyên tắc bình đẳng; tự nguyện, thiện chí, trung thực; tôn trọng lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật.

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN