HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Trong cuộc sống, con người tham gia vào rất nhiều các giao dịch dân sự khác nhau. Hợp đồng dân sự là sự cụ thể hóa các giao dịch dân sự, thể hiện sự tự nguyện, thống nhất ý chí giữa các bên về việc chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất để đáp ứng nhu cầu của mỗi bên hoặc các bên khác. Hiểu rõ các đặc điểm, quy định về Hợp đồng dân sự là yếu tố quan trọng khi tham gia các giao dịch dân sự. Bài viết này sẽ cung cấp những nội dung và các quy định liên quan về Hợp đồng dân sự.

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN

Hợp đồng dân sự

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Hợp đồng dân sự là gì?

Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Các loại hợp đồng chủ yếu

Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng gồm 06 loại chủ yếu sau đây:

  • Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
  • Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
  • Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
  • Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
  • Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Giao kết hợp đồng dân sự

Thông tin trong giao kết hợp đồng dân sự

Thông tin trong giao kết hợp đồng phải thông báo rõ ràng cho các bên. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật, không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

Hình thức hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự nên hình thức giao dịch dân sự là hình thức Hợp đồng dân sự. Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Như vậy, hình thức của Hợp đồng dân sự có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng, tùy từng loại hợp đồng cụ thể cần đảm bảo tuân thủ đúng quy định về hình thức của hợp đồng để hợp đồng không bị vô hiệu.

Nội dung hợp đồng dân sự

Tùy vào tính chất, đặc điểm mỗi loại Hợp đồng dân sự nội dung hợp đồng có thể có những nội dung khác nhau để ràng buộc các bên. Theo Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng có thể có các nội dung sau:

  • Đối tượng của hợp đồng; 
  • Số lượng, chất lượng; 
  • Giá, phương thức thanh toán; 
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên; 
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 
  • Phương thức giải quyết tranh chấp. 

Ngoài ra, để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng thì Hợp đồng dân sự thường có phụ lục kèm theo.

Hiệu lực hợp đồng dân sự

Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 

  • Hợp đồng dân sự được giao kết có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  • Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Phụ lục hợp đồng dân sự

Tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phụ lục hợp đồng dân sự như sau:

  • Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
  • Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
  • Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Giải thích hợp đồng dân sự

Giải thích hợp đồng được quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
  • Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
  • Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
  • Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
  • Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
  • Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN

Thực hiện hợp đồng dân sự

Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên thực hiện nghĩa vụ, thụ hưởng quyền theo các thỏa thuận đã ký kết. Các bên khi thực hiện hợp đồng cần quan tâm đến chế tài xử lý vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, các chế tài này gồm:

Phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Khi một bên hoặc các bên thực hiện Hợp đồng dân sự vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu phạt theo thỏa thuận. Căn cứ khoản 2 Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do vi phạm Hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người có quyền có thể yêu cầu:

  • Bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
  • Chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
  • Bồi thường thiệt hại về tinh thần cho mình.

Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự

Tùy vào nhu cầu thực tế, các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể thỏa thuận sửa đổi hoặc chấm dứt Hợp đồng dân sự.

Sửa đổi hợp đồng

Theo quy định tại Điều 421 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dân sự có thể được sửa đổi theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện Hợp đồng dân sự.

Chấm dứt hợp đồng

Căn cứ quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành;
  • Theo thỏa thuận của các bên;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  • Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. HỢP ĐỒNG DÂN

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN