TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, làm suy giảm hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước và gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội.

Tại Việt Nam, hiện nay, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Việc phát hiện, xử lý đối với loại tội phạm này luôn được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVIII Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Thực trạng tội phạm xâm phạm trật tự quả lý kinh tế

Trong những năm qua, công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2022, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 5.306 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, trong đó có nhiều vụ án lớn được dư luận quan tâm.

Tuy nhiên, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế vẫn diễn biến phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện. Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Một số loại tội phạm phổ biến

Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại

  • Tội Buôn lậu;
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm;
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, Tội sản xuất, bôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;
  • Tội đầu cơ;
  • Tội quảng cáo gian dối;
  • Tội lừa dối khách hàng;
  • Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện: Những hành vi này gây thất thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hoặc gây ảnh hưởng sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng.

Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm

  • Tội Trốn thuế;
  • Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;
  • Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả;
  • Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;
  • Tội lập quỹ trái phép;
  • Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác;
  • Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán;
  • Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán;
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán;
  • Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán;
  • Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm;
  • Tội gian lận bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Tội gian lận bảo hiểm y tế;
  • Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: Hành vi này làm giảm nguồn thu ngân sách và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc gây mất ổn định thị trường, ảnh hưởng đến nhà đầu tư, ảnh hưởng đến người lao động,…

Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

  • Tội vi phạm quy định về cạnh tranh;
  • Tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản;
  • Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tào sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí;
  • Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên;
  • Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai;
  • Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai;
  • Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ;
  • Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản;
  • Tội vi phạm quy định về quản lý rừng;
  • Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã;
  • Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Nguyên nhân của tội phạm kinh tế

  • Lỗ hổng trong cơ chế quản lý và giám sát: Hệ thống quản lý kinh tế còn nhiều bất cập, tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm.​
  • Thiếu trách nhiệm và năng lực của một số cán bộ, công chức: Một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tội phạm kinh tế.
  • Môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt: Áp lực kinh doanh và lợi nhuận đôi khi dẫn đến việc vi phạm pháp luật.
  • Hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Sự thiếu phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan điều tra, thanh tra và quản lý nhà nước làm giảm hiệu quả phòng, chống tội phạm kinh tế.

Quy định phạt luật về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Tại Việt Nam, các tội phạm này được quy định trong Chương XVIII của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm 47 điều, chia thành ba mục.

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những điểm mới quan trọng so với các quy định trước đó, như bổ sung nhiều tội danh mới, nâng cao mức hình phạt và quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Hình phạt đối với tội phạm kinh tế

Mức hình phạt đối với các tội phạm này rất nghiêm khắc, nhằm răn đe và phòng ngừa. Cụ thể:

  • Phạt tiền: Mức phạt có thể lên đến hàng tỷ đồng, tùy theo mức độ vi phạm.
  • Phạt tù: Từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân, tùy theo tính chất và hậu quả của hành vi.
  • Đình chỉ hoạt động: Đối với pháp nhân thương mại, có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Giải pháp phòng ngừa và đấu tranh

  • Hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát: Cần xây dựng hệ thống quản lý kinh tế minh bạch, hiệu quả, giảm thiểu cơ hội cho tội phạm.
  • Tăng cường đào tạo và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ: Đảm bảo cán bộ có đủ năng lực và đạo đức để thực thi công vụ.
  • Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm kinh tế.
  • Công khai minh bạch thông tin: Đảm bảo thông tin về hoạt động kinh tế được công khai, minh bạch, tạo sự giám sát từ cộng đồng.

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật sư. Luật

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi hoặc Luật sư tố tụng giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN