TRANH CHẤP THỪA KẾ

Sự phát triển kinh tế xã hội làm phát sinh thêm các tranh chấp trong quan hệ dân sự. Trong các tranh chấp này thì Tranh chấp thừa kế đang xảy ra ngày càng nhiều. Vấn đề Tranh chấp thừa kế đang rất được nhiều người quan tâm. Khi xảy ra Tranh chấp thừa kế đòi hỏi các bên phải hiểu biết quy định pháp luật, lựa chọn phương án giải quyết phù hợp để đảm bảo quyền lợi của các bên đồng thời không làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đạo đức xã hội. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết nội dung và phương án giải quyết về Tranh chấp thừa kế.

Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật.

tranh chấp thừa kế

Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật.

Thế nào là tranh chấp thừa kế?

Tranh chấp là những mâu thuẫn và xung đột lợi ích phát sinh trong đời sống, giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ xã hội.

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống.

Vậy tranh chấp thừa kế là tranh chấp dân sự về việc mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa những người thừa kế liên quan đến việc phân chia, quản lý di sản của người đã chết để lại.

Các loại tranh chấp thừa kế phổ biến

Quá trình phân chia di sản thừa kế sẽ thường xảy ra các Tranh chấp thừa kế phức tạp, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình làm cho quá trình phân chia tài sản không diễn ra thuận lợi. Các loại Tranh chấp thừa kế thường xuyên xảy ra trong thực tế gồm:

Tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp di sản thừa kế diễn ra tương đối phổ biến vì nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế. Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm do các bên tranh chấp thường có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc. Tranh chấp di sản thừa kế bao gồm các đặc điểm sau:

  • Chủ thể tham gia tranh chấp di sản thừa kế là người thừa kế hoặc các chủ thể khác;
  • Đối tượng của tranh chấp di sản thừa kế là phần di sản mà người đã chết để lại;
  • Bản chất của tranh chấp di sản thừa kế là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa những người được thừa kế di sản từ người chết để lại;
  • Nguyên nhân của tranh chấp quyền thừa kế là việc phân chia di sản thừa kế không thống nhất.

Tranh chấp xác nhận, bác bỏ quyền thừa kế

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này là do một người hoặc một số người muốn những người thừa kế khác xác nhận rằng mình cũng có quyền thừa kế di sản nhưng không được những người thừa kế khác công nhận quyền. Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế thường xảy ra 2 trường hợp sau

  • Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
  • Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ việc một hoặc một số người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại nhưng lại bị người khác yêu cầu Tòa án xác định là người được thừa kế di sản đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Loại tranh chấp này có những đặc điểm như sau:

  • Chủ thể tham gia là người thừa kế hoặc các chủ thể khác;
  • Đối tượng của tranh chấp là quyền thừa kế;
  • Tính chất của tranh chấp là xung đột và mâu thuẫn về quyền được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế;
  • Nguyên nhân của tranh chấp quyền thừa kế là những người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại nhưng lại bị người khác bác bỏ quyền thừa kế của mình.

Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người đã chết để lại

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này là do những nghĩa vụ về tài sản hoặc các khoản chi phí cho việc quản lý di sản chưa được những người thừa kế thanh toán dẫn đến tranh chấp. Theo Điều 615 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Theo quy định trên, những người được hưởng di sản thừa kế sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ngoài ra, người thừa kế di sản cũng phải thực hiện một số các nghĩa vụ tài sản và thanh toán, trong đó bao gồm các khoản nợ của người chết để lại.

Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật.

Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật.

Phương án giải quyết tranh chấp thừa kế

Thương lượng

Các Tranh chấp thừa kế mang tính chất nội bộ gia đình, giữa những có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc với nhau nên tương đối phức tạp và nhạy cảm. Để giải quyết Tranh chấp thừa kế, trước tiên các bên cần nỗ lực gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với nhau một cách hợp tình hợp lý trên tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau. 

Hòa giải

Một bên hoặc các bên trong Tranh chấp thừa kế có thể mời một bên thứ ba tham gia để hỗ trợ và thống nhất việc giải quyết Tranh chấp thừa kế. 

Hòa giải có ưu điểm giữ được bí mật, ít làm gián đoạn hoạt động thường ngày của các cá nhân thành viên trong gia đình. Trường hợp hòa giải thành, thông tin liên quan đến vụ việc hạn chế sự lan truyền không cần thiết ảnh hưởng đến uy tín của.

Khởi kiện tại Tòa án

Khi các bên thương lượng, hòa giải không thành công, một trong các bên có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để giải quyết Tranh chấp thừa kế. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án. Trường hợp các bên không thực hiện theo phán quyết của Tòa án, cơ quan Thi hành án có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Điều này bảo đảm rằng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ được bảo vệ khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết Tranh chấp thừa kế theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, người khởi kiện cần gửi đơn kiện cùng các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp thừa kế đến Toà án có thẩm quyền theo các phương thức: nộp trực tiếp; thông qua dịch vụ bưu chính; gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
  • Tòa tiếp nhận và xử lý đơn kiện. Căn cứ theo Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Thẩm phán phải đưa ra một trong các quyết định sau: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu đơn khởi kiện chưa đầy đủ thông tin; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn (nếu đủ điều kiện); Chuyển đơn kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác và thông báo cho người khởi kiện; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện với trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
  • Tòa án thụ lý vụ án và thông báo đến các cá nhân, cơ quan có liên quan.
  • Tiến hành hòa giải, căn cứ theo nội dung tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trước khi xét xử vụ án, Tòa án cần tổ chức phiên họp với sự tham gia của đương sự trong vụ việc tranh chấp và các đối tượng liên quan. Nội dung của phiên họp này là việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đồng thời hòa giải giữa các bên tranh chấp.
  • Đưa ra xét xử vụ án trong trường hợp hòa giải không thành.

Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật.

Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật. Luật.

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư tranh tụng giỏi của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN