CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CHO BỊ CÁO

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt chính của bị cáo. Đồng thời, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, giúp người phạm tội sớm có cơ hội làm lại cuộc đời. Trong một số trường hợp, tình tiết giảm nhẹ còn là căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định mức hình phạt dưới mức thấp hơn cho bị cáo hoặc cho bị cáo được áp dụng án treo hoặc hình phạt khác nhẹ hơn.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, xuất phát từ vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật.

Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật.

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật. Pháp luật.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội nhưng gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Ví dụ: Tối ngày 01/01/2025, lợi dụng sơ hở của chủ nhà, M đã có hành vi trộm xe máy của ông A. Khi M dắt xe ra khỏi cổng khoảng 300m thì bị phát hiện và thu giữ trả lại cho ông A. Chiếc xe máy được định giá 30 triệu đồng.

Trong trường hợp này, hành vi của M đã đủ yếu tố cấu thành Tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015; nếu áp dụng theo hướng dẫn tại Văn bản số 994/VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong Bộ luật Hình sự: “Chưa gây thiệt hại là trường hợp hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra trên thực tế như trộm cắp chưa lấy được tài sản, chưa chuyển dịch tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản. Nếu đã dịch chuyển tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản mà bị quần chúng phát hiện, đuổi theo và bị bắt quả tang hay được Cơ quan điều tra thu hồi trong quá trình điều tra thì không thuộc trường hợp chưa gây thiệt hại”, thì M không được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự  “chưa gây thiệt hại” theo điểm h khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 vì tài sản trộm cắp là chiếc xe máy đã dịch chuyển ra khỏi nơi quản lý của chủ sở hữu; tài sản chưa bị thiệt hại là do M bị phát hiện, truy đuổi và thu lại được. Còn nếu áp dụng theo hướng dẫn tại điểm 6.2.1.7  Sổ tay Thẩm phán năm 2009 của Tòa án nhân dân tối cao: “Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội” thì trường hợp này M vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự  “chưa gây thiệt hại” vì M thực hiện hành vi trộm cắp nhưng hậu quả không xảy ra, việc bị bắt và thu giữ chiếc xe máy nằm ngoài ý muốn chủ quan của M. Như vậy, có thể thấy, cùng một tình tiết “chưa gây thiệt hại” nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng lại hướng dẫn khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015

Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”. Ngoài tình tiết “đầu thú”, các tình tiết giảm nhẹ khác tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 còn mang tính tùy nghi nên việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này phụ thuộc vào nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Chẳng hạn, trong một vụ án này có tình tiết ông, bà nội là liệt sĩ, có công với cách mạng được Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo; trong vụ án khác bị cáo có ông, bà ngoại là liệt sĩ thì tình tiết này lại không được áp dụng.

Theo hướng dẫn tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao: “Ngoài ra, khi xét xử tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Vấn đề đặt ra là khái niệm “các tình tiết khác” ở đây còn chung chung, dễ dẫn đến việc tùy nghi áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt khi xét xử phúc thẩm vận dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 để sửa bản án sơ thẩm, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không phù hợp, gây khó khăn cho Tòa án xét xử sơ thẩm.

LIÊN HỆ

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty LuậtDuật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN