Trong hệ thống pháp luật hình sự, ngoài hình phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, hình phạt bổ sung và quản chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các hành vi phạm tội. Các biện pháp này không chỉ giúp răn đe, giáo dục người phạm tội mà còn bảo vệ trật tự xã hội, ngăn ngừa hành vi tái phạm. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu quy định về hình phạt bổ sung và quản chế.
Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình.

Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình.
Hình phạt bổ sung là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt và cách áp dụng, có thể hiểu hình phạt bổ sung là hình phạt được bổ sung cho hình phạt chính, không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối với mỗi loại tội phạm Tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Cấm cư trú.
- Quản chế.
- Tước một số quyền công dân.
- Tịch thu tài sản.
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Quản chế là gì?
Quản chế là một trong những hình phạt bổ sung. Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, quản chế là buộc người bị kết án tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội sau đây:
- Tội xâm phạm an ninh quốc gia
- Người tái phạm nguy hiểm
- Trong những trường hợp khác do Bộ luật Hình sự quy định
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình.

Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình.
Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
Quyền của người chấp hành án phạt quản chế
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, người chấp hành án có các quyền sau đây:
- Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế
- Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm. Được hưởng thành quả lao động do mình làm ra.
- Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế.
- Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.
Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, người chấp hành án có nghĩa vụ sau đây:
- Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương. Không được tự ý rời khỏi nơi quản chế.
- Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế.
- Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương. Tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.
- Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng, trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến, trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Vai trò và ý nghĩa của hình phạt bổ sung và quản chế
- Tăng cường hiệu quả răn đe: Hình phạt bổ sung và quản chế có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với những người có ý định phạm tội, giúp ngăn ngừa hành vi tái phạm và giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội.
- Bảo vệ an ninh trật tự xã hội: Các biện pháp như cấm cư trú, cấm hành nghề hay tịch thu tài sản giúp hạn chế ảnh hưởng xấu của người phạm tội đến cộng đồng. Quản chế giúp giám sát chặt chẽ những người có nguy cơ cao tiếp tục gây hại cho xã hội.
Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình.

Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung. Hình.
LIÊN HỆ
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi hoặc Luật sư tố tụng giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN
- Địa chỉ: 102 Đường số 17, Khu phố 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 0908.784.437 hoặc 0901.67.67.33
- Website: Công ty Luật Duật Vân
- Email: duatvanlawfirm.co@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Duật Vân