Trong cuộc sống hằng ngày phát sinh rất nhiều quan hệ dân sự thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi các quan hệ dân sự ngày càng phát triển thì Tranh chấp dân sự ngày càng xuất hiện phổ biến và trở nên phức tạp hơn. Tranh chấp dân sự phát sinh là một vấn đề không mong muốn giữa các bên nhưng có thể xảy ra rất thường xuyên. Tìm hiểu các nội dung về Tranh chấp dân sự là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Hãy cùng Công ty Luật Duật Vân tìm hiểu các nội dung chi tiết trong bài viết sau đây
Tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự
Khái niệm tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, ta có thể hiểu Tranh chấp dân sự được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các chủ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ dân sự về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến
Các Tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay:
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự
Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự được giải quyết dựa vào pháp luật nội dung của ngành luật Dân sự. Văn bản pháp luật nội dung áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự là pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch hoặc sự kiện pháp lý xảy ra. Tuy nhiên, cần lưu ý các nguyên tắc áp dụng luật nội dung giải quyết Tranh chấp dân sự bao gồm: Nguyên tắc áp dụng luật chung, luật chuyên ngành là “riêng phủ định chung”; áp dụng luật theo hiệu lực về thời gian của văn bản pháp luật; áp dụng luật theo hiệu lực về không gian của văn bản pháp luật; áp dụng luật theo cơ quan ban hành văn bản pháp luật.
Phương án giải quyết tranh chấp dân sự
Thương lượng
Thương lượng là phương án đầu tiên trong việc giải quyết Tranh chấp dân sự. Các bên tranh chấp chủ động tự gặp gỡ, trao đổi để đạt thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Pháp luật không bắt buộc thương lượng, quá trình này phụ thuộc vào thiện chí các bên.
Ưu điểm của thương lượng là linh hoạt, không bị ràng buộc bởi quy định pháp luật. Phương thức này tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo vệ uy tín các bên.
Tuy nhiên, kết quả thương lượng không có hiệu lực cưỡng chế thi hành. Các bên cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng khi lựa chọn phương thức thương lượng giải quyết tranh chấp.
Hòa giải
Hòa giải là phương án giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên trung gian độc lập. Phương án này không chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật mà dựa trên thiện chí giữa các bên. Hòa giải cho phép các bên chọn bên trung gian có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết Tranh chấp dân sự. Bên trung gian hòa giải có thể là cá nhân hoặc tổ chức có chuyên môn. Ý kiến của trung gian chỉ mang tính tham khảo, không bắt buộc các bên tuân theo.
Ưu điểm của hòa giải thủ tục nhanh gọn, bảo mật và linh hoạt. Phương án này giúp duy trì mối quan hệ hợp tác và uy tín giữa các bên. Kết quả hòa giải không bắt buộc thi hành, phụ thuộc vào thiện chí các bên. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận để kết quả có hiệu lực pháp lý.
Giải quyết tại Tòa án
Khi các bên thương lượng và hòa giải không thành công thì một trong các bên có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết Tranh chấp dân sự. Khi muốn khởi kiện Tranh chấp dân sự, bên khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau:
- Tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến tranh chấp bao gồm: các tài liệu, hợp đồng, văn bản, chứng từ và bằng chứng khác.
- Tư vấn pháp lý: liên hệ chuyên gia pháp lý, luật sư để được hướng dẫn và tư vấn về quy trình và các vấn đề liên quan đến Tranh chấp dân sự.
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện, các tài liệu và bằng chứng liên quan đến Tranh chấp dân sự.
Quá trình giải quyết Tranh chấp dân sự tuân thủ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo nội dung Phần thứ hai Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định trình tự thực hiện giải quyết Tranh chấp dân sự tại Tòa án như sau:
- Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến tranh chấp cho Tòa án có thẩm quyền. Đơn phải nêu rõ yêu cầu và kèm theo chứng cứ.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ban hành một trong các quyết định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Thẩm phán thông báo người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sau khi xét thấy vụ án đủ điều kiện thụ lý. Trong 07 ngày, kể từ ngày nhận thông báo, người khởi kiện đóng và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ trong thời hạn quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các bên theo Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trừ trường hợp vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. Nếu hòa giải thành, Tòa ra quyết định công nhận.
- Trường hợp hòa giải không thành, Tòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp dân sự.
- Kháng cáo hoặc kháng nghị bản án sơ thẩm (nếu có).
Tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự
LIÊN HỆ
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư tranh tụng giỏi của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN
- Địa chỉ: 102 Đường số 17, Khu phố 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 0908.784.437 hoặc 0901.67.67.33
- Website: Công ty Luật Duật Vân
- Email: duatvanlawfirm.co@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Duật Vân