Chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong quan hệ lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động. Để đảm bảo quyền lợi của các bên và tránh xảy ra tranh chấp, việc chấm dứt hợp đồng lao động phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là các quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
hợp đồng

hợp đồng
Khái niệm và các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Khái niệm hợp đồng lao động
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì phải gia hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do. Người lao động bị kết án tử hình hoặc bị cấm làm việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động. Các trường hợp không cần báo trước bao gồm:
- Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận. Trừ trường hợp chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
hợp đồng

hợp đồng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian dài mà khả năng lao động chưa hồi phục. Cụ thể như sau:
- 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định.
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
- Người lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp phải báo trước, người sử dụng lao động phải thực hiện việc báo trước như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian dài mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp (i) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định và (ii) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên, thì người sử dụng lao động không cần phải báo trước cho người lao động.
hợp đồng

hợp đồng
LIÊN HỆ
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư về lao động giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng ngại liên hệ với đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Duật Vân để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH DUẬT VÂN
- Địa chỉ: 102 Đường số 17, Khu phố 5, phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 0908.784.437 hoặc 0901.67.67.33
- Website: Công ty Luật Duật Vân
- Email: duatvanlawfirm.co@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Duật Vân